SỨA MAI DUNG
Từ bao đời nay, nghề khai thác thủy hải sản đã là ngành nghề chính tại vùng biển Thạch Hà, Hà Tĩnh. Trải qua bao thăng trầm, giờ đây người dân vùng biển Thạch Hà đã biết nâng giá trị các sản phẩm khai thác từ biển cả để xây dựng thành thương hiệu của quê hương. Và sứa ép Mai Dung đã được khai sinh trong thời đại như thế!
Sứa biển là loài nhuyễn thể được dùng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ mát vào mùa hè. Mùa sứa thường bắt đầu từ độ tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch, khi mùa hè bắt đầu. Sau khi sứa cập bến, thương lái tiến hành thu mua và sơ chế ngay trên bờ biển. Người dân vùng biển gọi mùa thu hoạch sứa biển là mùa hái "vàng trắng". Ngay trên bãi biển, từng con sứa to, nặng hàng chục ki lô gam bắt đầu được cắt ra thành từng tảng nhỏ, sau đó đưa qua hệ thống máy hiện đại để tiến hành sơ chế, làm sạch nhớt sứa.
Kết hợp giữa kinh nghiệm nhiều năm từ thời cha ông để lại cùng công nghệ máy móc tiên tiến, hiện nay quy trình chế biến sứa, THT thu mua và chế biến Sứa Mai Dung bao gồm các công đoạn chính: lựa chọn và sơ chế nguyên liệu, rửa, ngâm muối, ngâm gia vị, đóng gói, hút chân không và bảo quản lạnh… Sứa nguyên liệu dùng để sản xuất sứa ép phải tươi, trắng, sạch sẽ, không lẫn tạp chất và đã được loại bỏ hết nội tạng, gai, tẩy sạch nhớt và ngâm kỹ. Sau đó, sứa được xử lý nhiệt rồi đưa vào chế biến với muối và phèn cùng các loại gia vị, tiếp đó là đóng hộp thành phẩm.
Bất cứ công đoạn sản xuất nào cơ sở cũng chú ý thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, nhãn mác, bao bì cũng là yếu tố quyết định giá trị sản phẩm hàng hóa. Trên bao bì có ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Sản phẩm sứa ép bãi ngang Thạch Hà phải sạch váng, nhớt bám, có mùi vị tự nhiên của sứa ép. Đồng thời, sợi sứa phải giòn, không nhũn nát, không lẫn tạp chất lạ, không có mùi khai, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sứa biển dễ chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau, từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản biển do giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà trên toàn quốc, sản phẩm sứa ép bãi ngang Thạch Hà đang hướng tới xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Tại vùng biển ngang Thạch Hà, trước đây, do sứa chỉ được xuất bán làm nguyên liệu thô, giá trị kinh tế không cao nên ngư dân chẳng mấy mặn mà.
Trăn trở trước tình trạng đó, năm 2008, ông Nguyễn Đình Dung (thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị) lặn lội ra các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định... học nghề chế biến, sản xuất các sản phẩm từ sứa biển.
Sau vài tháng học việc, ông “bỏ túi” được một số kinh nghiệm rồi đi tới quyết định táo bạo: vay vốn ngân hàng để thu mua sứa biển cho ngư dân trong vùng. Không ít người ngờ vực về tính khả thi từ quyết định của ông Dung, tuy nhiên, bà con ngư dân lại khấp khởi hy vọng về hướng tiêu thụ cho sản vật quê hương.
Từ thời điểm đó, bà con tấp nập đưa đến nhập sứa cho ông Dung. Thời gian đầu, ngư dân đến nhập sứa rất đông nhưng do ông Dung chưa có nhiều kinh nghiệm bảo quản, sơ chế nên số lượng sứa mua vào bị hư, phả