1. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân xin cấp mã số Tổ chức, cá nhân xin cấp mã số cho vùng trồng trái cây xuất khẩu phải gửi những bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau đây đến cơ quan Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu – Cục Bảo vệ thực vật:
(2) Đối với doanh nghiệp, gửi đầy đủ thông tin cần thiết của người đại diện công ty (chứng minh thư (hộ chiếu), giấy đăng ký kinh doanh của công ty) với bản sao có công chứng;
(3) Thông tin về người đại diện của vùng trồng xin cấp mã số (chứng minh thư (hộ chiếu), giấy chứng nhận qua lớp tập huấn về VietGAP) với bản sao có công chứng;
(4) Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).
2. Yêu cầu diện tích và điều kiện canh tác trong vùng trồng
Diện tích vùng trồng có thể dao động từ 6 – 10 ha/mã; không được quá 12 ha/ mã để tiện cho việc quản lý; – Vùng trồng trái cây xuất khẩu có thể không có chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương (GlobalGAP….) nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc các quy trình tương đương.
– Vùng trồng xin cấp mã số phải là vùng sản xuất tập trung, không có nhà dân hoặc chợ, chăn thả gia súc, gia cầm trong bên trong vùng trồng.
– Vùng trồng xin cấp mã số phải trồng duy nhất 1 loại giống cây ăn quả.
– Không trồng xem các loại cây trồng cùng họ với cây trồng chính hoặc các cây ký chủ của các loài dịch hại là đối được KDTV của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA).
3. Yêu cầu về sổ sách ghi chép
– Tổ chức, cá nhân đăng ký xin cấp mã số phải có sổ sách để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong 1 vụ canh tác (đốn tỉa, chăm sóc, bón phân, phun thuốc…) phải được ghi lại đầy đủ, rõ ràng.
– Nếu vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình thì mỗi hộ trong vùng trồng phải có 1 quyển sổ ghi chép, người đại diện của vùng trồng phải có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ sổ ghi chép của từng thành viên trong mã số và ghi lại vào sổ chính để trình cơ quan quản lý khi được yêu cầu.
– Yêu cầu về sổ sách là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc khi trái cây có vấn đề ở nước nhập khẩu (dư lượng thuốc, dịch hại….).
4. Yêu cầu về vệ sinh trên đồng ruộng
– Xung quanh và bên trong vùng trồng phải sạch cỏ dại, đặc biệt là bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác khác.
– Phải có 1 khu vực riêng để tập kết và tiêu hủy bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác của cả vùng trồng.
5. Yêu cầu về thành phần dịch hại trong vùng sản xuất
– Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành điều tra, thu mẫu và giám định thành phần dịch hại đang có trên vùng trồng trái cây xuất khẩu.
– Vùng trồng trái cây chỉ được cấp mã khi không có loài dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) hoặc tổ chức/cá nhân xin cấp mã phải có biện pháp kiểm soát và phòng trừ đảm bảo loài dịch hại đó không xuất hiện trên đồng ruộng.
Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để giám sát vấn đề dịch hại.
6. Yêu cầu về sử dụng thuốc BVTV trong vùng trồng xuất khẩu
– Vùng trồng trái cây xuất khẩu phải sử dụng 1 bộ thuốc BVTV (thuốc trừ bệnh, trừ sâu và thuốc cỏ) đảm bảo không chứa các hoạt chất hóa học mà nước nhập khẩu cấm sử dụng.
– Bộ thuốc sử dụng này phải được sự xác nhận của Chi cục Trồng trọt & BVTV địa phương.
2. Đăng ký mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc
Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với những thị trường xuất khẩu khó tính và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tại cửa khẩu, Hải quan nước nhập khẩu sẽ kiểm tra nguồn gốc các lô hàng thông qua tem truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng không nằm trong các vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu. ViTEST hiện đang cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc trên ứng dụng Pro-Check.vn. Mã số vùng trồng là mã vùng nguyên liệu trong truy xuất nguồn gốc của Pro-Check. Những trang trại/ đơn vị đang quản lý theo VietGAP/GlobalGAP là tiền để, cơ sở để đăng ký mã số vùng trồng.